Đặc điểm của cây tùng la hán ( Vạn niên tùng )
Về thân cây thì cây Tùng La Hán có tên khoa học Podocarpus macrophyllus, thuộc dòng thân gỗ lớn, cành nhiều nhánh, ngang hoặc mọc rủ xuống. Cây Tùng La Hán nếu mọc tự nhiên có thể cao tới gần 10 mét.
Lá Tùng La Hán giải hẹp và dài, nhọn ở phía đỉnh lá, dạng lá kim, gốc có cuống ngắn và lá có màu xanh bóng. Hoa có màu trắng ngà, hoa mang kích thước lớn, bên dưới có dạng vảy. Hoa nở rơi vào khoảng tháng 5. Quả hình cầu tròn và màu xanh và có hình dạng giống tượng La Hán nên người ta mới đặt tên cho nó là Tùng La Hán.
Cây tùng sinh sống ở các nơi khô cằn, trên núi cao và có sức sống mãnh liệt. Nó có thể chịu được những nơi có nhiệt độ khắc nghiệt, bão táp và mưa gió nên cây có tuổi thọ rất cao.
Những điểm nổi bật ở cây tùng la hán
Cây thích nghi với nhiều với nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở trong tự nhiên.
Trong tự nhiên thì cây tùng la hán có tuổi thọ rất cao, có thể lên đến hằng trăm năm. Cây có tốc độ sinh trưởng rất nhanh và càng về già thì cây trở nên cứng cáp và oai phong hơn theo thời gian.
Cây có dạng lá kim, xanh tốt đều đặn suốt năm, là ít rụng rất phù hợp để trồng bonsai trong chậu cảnh.
Là loại cây rất dễ trồng chỉ cần gieo hạt hoặc triết cành.
Cây rất dễ chăm sóc nên việc chăm sóc chúng không cần quá cầu kì. Chỉ cần đặt chúng ở có điều kiện ánh sáng tốt và mát mẻ nó chúng có thể sinh trưởng tốt rồi.
Trồng cây trong nhà đặc biệt là sân vườn thì sẽ góp phần cảnh quan xung quanh bạn luôn sạch đẹp, không khí trong lành và mát mẻ. Tạo cho không khí gia đình luôn cảm thấy yên bình, ấm áp hơn.
Ý nghĩa phong thủy của cây tùng la hán
Cây Tùng La Hán như trước đó đã đề cập đến đó là cây có tuổi thọ rất cao, sống đến hàng trăm hàng ngàn năm tuổi thì mang lại cho gia chủ được sự trường thọ, sống mãnh liệt cho mai về sau. Vì vậy nhiều người hay đem cây tùng La Hán ra trước sân vườn để trồng để có thể thay thế cho cây Đa, cây Đề để thể hiện nhiều sức khỏe và trường thọ. Cây Tùng La Hán rất thích hợp để tặng mừng thọ cho ông, bà để cầu sức khỏe.
Cây Tùng La Hán có tác dụng xua đuổi tà khí, hút gió độc, trừ ma quỷ. Vì vậy, khi sử dụng cây Tùng La Hán giống như đang giữ một lá bùa hộ mệnh trong tay để bảo vệ gia đình và xua đuổi cái xấu. Mang lại yên ấm, sung túc, may mắn và sự bình an cho gia đình.
Vốn là một loại CÂY đẹp, có nhiều ưu điểm hội tụ nên rất nhiều người yêu thích lựa chọn tùng La Hán làm cây trang trí trong nhà. Đây là giống cây đặc biệt thích hợp với những người mệnh Thủy, và Kim. Bởi trong Ngũ hành, Thủy sinh Kim. Vì vậy, những gia chủ thuộc hành Thủy, hoặc Kim nên chọn tùng La Hán trồng trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn.
Cây tùng la hán có thể tạo những kiểu dáng nào?
Cây tùng la hán có thể dùng để trồng theo các kiểu dáng khác nhau như tạo kiểu dáng bonsai từ tay các nghệ nhân, trồng làm cây cảnh cho đô thị hay kể cả là trồng trong vườn nhà bạn.
Kiểu dáng cây cảnh Bonsai
Khi nói đến trồng cây theo dáng nghệ thuật bonsai thì ta thường nghĩ đến những những tác phẩm từ các nghệ nhân uốn nắn ra chúng. Thường thì cây bonsai thường trồng trong chậu với kích thước không lớn, dễ dàng di chuyển và chăm sóc. Ở Nhật, họ thường trồng chúng bằng hạt rồi chăm sóc cho chúng lớn, tạo dáng thành các thế theo họ muốn như dáng đứng, dáng đổ, thác đổ… trông rất oai hùng và có một vẻ đẹp thu hút riêng biệt.
Dùng làm cây xanh trong ở các khu đô thị
Với những cây tùng la hán có kích thước lớn thì chúng thường được trồng ở các khu đô thị, các nơi công cộng hay kể cả trên các tuyến phố nhằm tô điểm thêm sự sang trọng cho phố phường. Với vẻ đẹp phong trần, vẻ đẹp mĩ miều có nét trong tự nhiên thì cây được làm cảnh rất đẹp.
Dùng làm cây cảnh trong sân vườn
Cây tùng la hán là giống cây mang ý nghĩa tâm linh nên thường chúng thường được trồng ở trước các chùa, đình với phong cách cổ điển từ xa xưa. Việc trồng cây tùng la hán trong sân vườn trên thảm cỏ xanh sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp sang trọng của nó. Đối với giới nghệ thuật chơi cây cảnh thì cây tùng la hán có vị trí độc tôn về mặt giá trị hay kể cả vẻ đẹp oai nghiêm của nó.
Kỹ thuật trồng cây tùng la hán
Tùy vào mục đích sử dụng để thực hiện phương pháp cho cây. Có 3 cách để trồng cây Tùng La Hán sau đây:
- Bằng hạt giống: Cách phổ biển đầu tiên để trồng cây Tùng La Hán đó là gieo bằng hạt. Nên chọn hạt giống kỹ lưỡng khi ươm trong bầu đất. Thông thường họ chăm sóc cây cảnh thành cỡ lớn làm hàng hóa. Khi cây Tùng La Hán còn nhỏ thì thường được các nghệ nhân chơi cây cảnh bonsai uốn nắn, chăm sóc, tạo dáng theo ý muốn của họ để ra cây có hình dáng tuyệt phẩm và khỏe mạnh. Để trồng thì nên chọn những quả chín đỏ, quả già thì hãy gieo vào đất. Gieo toàn bộ hạt vào đất sau đó tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây. Khoảng 1 – 2 tháng thì hạt đã nảy mầm và cho ra cây con. Khi cây đạt chiều cao khoảng 6 – 9cm thì có thể đem ra trồng riêng.
- Bằng cây con: Có nhiều người trồng cây Tùng La Hán không phải về hình dáng thì họ hay mua những cây con để trồng ở trước sân vườn. Vì là loài cây dễ chăm sóc nên là lựa chọn hợp lý, bình thường cây trồng tự nhiên cũng đã có hình dáng oai hùng rồi.
- Giâm cành: Đầu tiên là chọn một nhánh cây tùng bánh tẻ dài khoảng 15 – 20cm. Dùng thuốc kích thích rễ với phương pháp giâm cành này để cho ra rễ nhanh nhất có thể. Để cây vào đất khoảng 30 – 45 ngày ở bóng râm, có thể đưa ra nắng. Khi cây đạt khoảng 70cm trở lên thì có thể đem ra trồng dưới đất.
Cách chăm sóc cây tùng la hán luôn tươi tốt
Ánh sáng
Thuộc dạng loại cây ưa sáng, thích cường độ ánh sáng mạnh nhưng cây vẫn thích nghi với điều kiện bóng râm. Vì vậy, chúng hay được trưng bày ở những sang trọng. Như đã đề cập đến trước đó thì cây ở môi trường tự nhiên đã chịu được phong ba bão táp, mưa gió, khô cằn rồi. Ở bóng râm nhiều cây sẽ yếu cành nên để cây ra ánh nắng để cây có thể quang hợp.
Nhiệt độ
Ở tự nhiên, cây đã chịu được nhiệt độ khắc nghiệt nhưng cây ưa ấm hơn nên nhiệt độ phù hợp là khoảng 18 – 25°C. Vào mùa đông thì cây vẫn phát triển tốt vì cây có sức sống rất mãnh liệt.
Phân bón và đất trồng
Vì là giống cây thiên về tự nhiên, nên cây không đòi hỏi quá nhiều về phân bón . Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của cây, bón phân Kali cho cây để giúp cho cây sinh trưởng tốt và làm cho lá cây xanh tươi bóng mượt. Một số lưu ý nhỏ cho những người chơi cây cảnh trong nhà đó là hạn chế đạm cho cây. Vì đây là loại phân giúp cho cây sinh trưởng chiều cao và lá, nên bón nhiều quá sẽ phát triển quá lớn không phù hợp khi trang trí trong nhà. Đất trồng không quá cầu kỳ chỉ cần độ thông thoáng cho cây là đủ rồi. Trộn xơ dừa, mùn đất để tạo độ thoáng ẩm cho cây.
Nước
Cây Tùng La Hán là loài cây cũng không quá ưa ẩm nên cũng không cần quá kỹ về việc tưới nước cho cây, khoảng 1 lần/tuần là phù hợp cho cây rồi. Tránh tình trạng tưới nước quá nhiều để dẫn đến cây bị ngập úng thối rễ. Hoặc xịt phun sương vào lá sau đó lấy khăn lau đi cũng làm cho lá cây sạch sẽ và tăng khả năng quang hợp cho lá.
Gió
Đây cũng là một yếu tố cũng khá để lưu ý đến, vì là loài cây tự nhiên sống ở trên núi cao cũng nhiều gió lớn thì cây sẽ có lá dày và khít. Còn ở môi trường kín thì cây sẽ yếu dần, lá sẽ rụng dần mất độ thẩm mỹ của cây. Bởi vậy nếu đặt cây Tùng La Hán trong nhà ở phòng khách thì nên đặt cây ở trước nơi có máy quạt hoặc điều hòa để cây hút gió tốt nhất có thể.
Cây tùng la hán giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mức giá khác nhau, có những cây chỉ có vài chục, vài trăm, vài triệu. Cũng có cây lên đến hàng tỷ một cây. Để tìm hiểu về độ mắc tiền của cây tùng la hán người ta thường dựa vào các yếu tố như tuổi đời, dáng cây ra sao. Dưới đây là một số giá cây tham khảo cho mọi người:
- Giá Tùng La Hán mini để bàn: 150.000 – 600.000đ
- Giá Tùng La Hán loại lớn: 7.000.000đ – 15.000.000đ
- Giá Tùng La Hán Nhật: 80.000.000đ – 1.000.000.000đ
- Giá Tùng La Hán Đài Loan: 5.000.000đ – 50.000.000đ